Cáp quang biển đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì liên kết vệ tinh ở nước ngoài chỉ chiếm 1% của lưu lượng truy cập Quốc tế, trong khi phần còn lại được thực hiện bởi cáp ngầm dưới biển.
Những tuyến cáp biển trị giá hàng trăm triệu USD không chỉ được các công ty xây dựng và vận hành chúng quan tâm vì lợi nhuận, mà còn được Chính phủ các Quốc gia xem như một trong những tài sản cần được bảo vệ.
Cáp quang biển và những điều có thể bạn chưa biết
Cáp quang là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu. Có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng.
Hai loại cáp quang phổ biến là GOF (Glass Optical Fiber) – cáp quang làm bằng thuỷ tinh và POF (Plastic Optical Fiber) – cáp quang làm bằng plastic.
Mặc dù được bảo vệ bởi khá nhiều lớp vỏ bên ngoài, nhưng trên thực tế cáp quang biển chỉ được gia cường bởi thép bện và các lớp bảo vệ khác khi vào gần bờ. Do càng vào gần bờ, mực nước càng nông và các hoạt động hàng hải càng dày đặc thì khả năng tuyến cáp bị mỏ neo của 1 con tàu nào hay các loại lưới rà đáy biển móc phải gây hư hại lại càng lớn.
Còn cáp ngầm dưới đáy đại dương chỉ là những sợi dây được đặt nằm trần ngay trên nền cát dưới biển. Để tiết kiệm chi phí, các tuyến cáp quang biển đều có chung 1 nguyên tắc thiết kế: được gia cường ở gần bờ và rất mỏng manh ở ngoài khơi xa.
Video dưới đây sẽ minh họa rõ ràng nhất cho bạn công tác lắp cáp quang biển như thế nào:
Content you add hereTheo: genk.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét