Đó là phát biểu của Sundar Pichai, vốn đang giữ chức phó chủ tịch cấp cao và là người có quyền lực thứ ba tại Google. Ông nhận định, Android không chỉ là cốt lõi tạo nên doanh số bán hàng ấn tượng cho các dòng Smartphone hay Tablet mà còn là hướng đi tương lai của công ty này nhằm tiến gần hơn đến với định nghĩa “Connected devices” và “Internet of things”. Ông mường tượng ra một thế giới mà ở đó mọi thiết bị phần cứng có thể làm được tất cả mọi thứ, dưới một hệ điều hành thống nhất của Google.
Từ chiến lược thống trị thế giới của Windows
Quay ngược trở về những năm cuối thế kỉ XX, Microsoft đã thống trị thị trường máy tính nhờ vào thế độc quyền hệ điều hành máy tính để bàn. Windows đã từng bị thách thức bởi hệ điều hành của Apple – cũng giống như iOS thách thức Android bây giờ vậy. Nhưng bằng nhiều lý do nào đó, sau cùng Windows mới là kẻ chiến thắng.
Vì sao lại như vậy? Trước hết, cũng giống như Android, Windows đã được thiết kế để có thể chạy trên nhiều loại máy tính. Và phần mềm của nó, cũng có thể tương tự làm được điều này. Bạn có thể chạy Word trên chiếc máy của Apple, trong khi đó Apple lại không thể làm được điều ngược lại. Tương tự như vậy, các ứng dụng của Google hiện nay cũng đã sẵn sàng để chạy trên iOS.
Chỉ bằng việc làm đơn giản ấy, Microsoft đã có thể thống trị thị trường phần mềm. Họ đã biến hệ sinh thái của máy tính Apple thành một thứ chỉ để dành riêng cho hệ sinh thái Windows. Bằng lẽ đó, Windows đã vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày nay, với khoảng 91% máy tính trên toàn thế giới đã được cài đặt hệ điều hành này (theo số liệu của Net Applications).
Đến chiêu bài thống trị thế giới của Android
Tuy nhiên, Apple cuối cùng cũng tìm ra cách biến cái hạn chế của mình thành một đế chế riêng. Thay vì đi thiết kế lại hệ điều hành cho máy tính để bàn, hãng đã chuyển mục tiêu nhắm đến các thiết bị điện tử tiêu dùng. Với sự thành công của iPod, iPad,và iPhone như bạn thấy hôm nay, Apple thực sự đã xoay chuyển tình thế. Họ chỉ giữ hệ điều hành cho riêng các thiết bị của mình mà cho phép nó hoạt động đại trà trên nhiều thiết bị, chính điều này càng làm cho sức hút và sức nóng cho các sản phẩm của họ không ngừng tăng cao.
Và đây là lúc Android trỗi dậy, với tiềm năng về phần mềm. Tất cả những thứ mà Google muốn thống trị chính là nhờ vào hệ điều hành của mình.
So với những gì Windows đã làm ở thế kỉ trước, Android vẫn có nhiều điểm khác biệt. Đầu tiên là, các thiết bị Android đa dạng hơn so máy tính để bàn. Nó là một phần của cuộc sống, một vật dụng cá nhân luôn theo bạn đi khắp nơi, giống như xe cộ và smartphone vậy.
Và cho dù là một hệ điều hành di động giữ thị phần lớn nhất hiện nay, tham vọng của Google là muốn Android thống trị luôn cả hệ thống lưu trữ đám mây. Cũng từ đây, một định nghĩa mới được Google tạo ra – “Connected devices” – là khả năng truy cập vào dữ liệu trên nhiều thiết bị khác nhau nhờ vào việc liên kết với tài khoản Google duy nhất.
Nhưng chìa khóa để quyết định nên sự thành công này không nằm ở bản thân Android mà nó nằm ở chính người dùng Android. Với “Connected devices”, nếu bạn dùng thiết bị di động để tạo ra dữ liệu, thì bạn có thể truy cập vào dữ liệu từ máy tính, và ngược lại. Mặc nhiên, càng sử dụng nó để lưu trữ dữ liệu càng nhiều thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã trao tay cho Android cái quyền được thu thập thông tin của mình, và một khi đã có chúng, Google có thể tìm ra hướng đi để cải tiến các sản phẩm & dịch vụ của mình tốt hơn. Chẳng hạn như Google Now là một minh chứng.
Nhìn lại “The Road Ahead”
Trở về thời điểm năm 1994, lúc mà máy tính chỉ được coi là thứ dùng để soạn thảo văn bản và gửi email, Bill Gates – cha đẻ của Microsoft lúc ấy đã viết nên một cuốn sách gọi là “Bản tuyên ngôn về tương lai học” có tên The Road Ahead (tạm dịch “Con đường phía trước”). Đó là cuốn sách nói về “World Wide Web” và trình duyệt. Đó là những ngày đầu khai sinh ra Internet Explorer, Gates đã vẽ ra một viễn cảnh với những thứ kỳ diệu mà “Web” sẽ mang đến cho con người trong tương lai. Và mãi đến sau này, thứ “Web” mà Gates gọi là kỳ diệu ấy lại chính là Google - thứ được tạo ra để chiến đấu với Microsoft. Và bây giờ, Google lại tái thiết lập điều này, rằng tương lai ấy phải chính là Hệ điều hành.
Lời kết: Microsoft và Google cùng muốn tạo ra một nền tảng có thể kiểm soát thông tin của thế giới, hoặc để cải tiến sản phẩm tốt hơn, hoặc là “cải lùi”. Một khi máy tính để bàn ngày càng đánh mất đi vị thế quan trọng của mình, “Connected devices” và “Internet of things” sẽ lên ngôi – cũng như Android sẽ kế thừa ngai vàng của Windows trong tương lai không xa.
Tham khảo: Gizmodo, Android Central
>> Google I/O mất chất hay là cái nhìn thực tế của CEO Larry Page
Content you add hereTheo: genk.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét