Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 1620 người trong độ tuổi từ 47 đến 59 tại Hàn Quốc. Những người tham gia sẽ trả lời những câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và những thói quen sống khác như mức độ thường xuyên của việc tập thể dục. Được biết, trong tổng số 1620 người tham gia thì có 480 người thức dậy sớm vào buổi sáng, 95 người thường thức khuya vào buổi tối và 1045 người nằm giữa hai nhóm trên. Sau đó họ sẽ được lấy các mẫu máu để đánh giá sức khỏe về mặt trao đổi chất, các kiểm tra khác cũng được thực hiện để đánh giá mức độ béo phì của cơ thể cũng như khối lượng nạc của cơ thể (lean mass).
Kết quả cho thấy, những người thức khuya sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn trao đổi chất lên gấp 1,7 lần so với người bình thường. Với rối loạn trao đổi chất, người bệnh sẽ đối mặt với hàng loạt các triệu chứng như huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, béo bụng, cũng như các mức cholesterol bất thường. Tất cả những triệu chứng trên có thể xảy ra cùng lúc và làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch cũng như đái tháo đường. Ngoài ra, những “con cú đêm” này còn có nguy cơ mắc các chứng bệnh sarcopenia cao gấp 3,2 lần so với những người dậy sớm. Đây là căn bệnh do chức năng và khối lượng bắp thịt bị thu hẹp và rối loạn, thường xảy ra đối với người cao tuổi. Theo tiến sĩ Kim, điều đặc biệt là nguy cơ này không thể cải thiện được bằng cách “ngủ bù” hoặc các thói quen sinh hoạt khác.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có những chênh lệch khi tính đến sự khác biệt về giới tính. Theo đó, “cú đêm” nam thì có nguy cơ mắc tiểu đường cao gấp 2,9 lần và nguy cơ mắc bệnh sarcopenia cao gấp 3,8 lần. Trong khi đó, “cú đêm” nữ chỉ đối mặt với rủi ro mắc chứng rối loạn trao đổi chất gồm các bệnh liên quan đến tim mạch, đột quỵ, tiểu đường... cao gấp 2,2 người bình thường.
Ngoài ra, những người thức khuya thì thường khó có giấc ngủ ngon hơn những người đi ngủ sớm. Thêm vào đó, việc thức khuya thường đi kèm với thói quen xấu khác ảnh hưởng đến sức khỏe như hút thuốc, ăn đêm hay ngồi quá nhiều. Mặc dù những người hay thức đêm thì thường có xu hướng trẻ trung hơn nhưng lại dễ bị béo phì hoặc bệnh máu nhiễm mỡ hơn so với những người dậy sớm.
Kết quả nghiên cứu được xem như một hồi chuông cảnh báo cho thói quen làm việc và vui chơi quá khuya đang thịnh hành của giới trẻ hiện nay. Theo tiến sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người dù quyết định bởi gen, tuổi tác, giới tính và môi trường ngủ nhưng đều có thể được sửa đổi bởi các tác nhân như ánh sáng, thói quen tập thể dục hoặc thói quen ăn uống...Để thay đổi tốt nhất là nên bạn nên tránh bật điện vào ban đêm và có thể sử dụng melatomin, một loại thuốc ngủ có thành phần tự nhiên, tiến sĩ Kim đưa ra lời khuyên cho những người đang muốn từ bỏ thói quen xấu này.
Nguồn: Livescience
Content you add hereTheo: tinhte.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét